Nội dung bài
                                                                                      
Viết bài PR bán hàng hiệu quả và viết bài quảng cáo bán hàng hiệu quả là hai khái niệm mà không ít người ngoài ngành đang gộp thành một nhóm chung. Vậy thực tế viết bài PR có phải nhằm mục đích bán hàng? Bài quảng cáo và bài PR có phải là hai tên gọi khác nhau của cùng một loại bài? Thực tế thì nó sai sai rồi. Còn cụ thể sai thế nào giữa hai dạng bài này hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cụ thể hơn trong nào!

1. 10 điểm cần hiểu rõ về viết bài PR

1.1. Bài pr là dạng bài thế nào?

Trước khi làm rõ dạng bài pr là bài gì, chúng ta cùng phân tích cụm từ PR trước tiên. Pr thực tế là cụm từ viết tắt của 2 từ tiếng Anh public relations và chuyển sang tiếng Việt thì chính xác nghĩa phải là quan hệ công chúng chứ không phải là quảng cáo bán hàng như nhiều người hiện nay nói về PR.

Thực tế người làm công việc PR là người đang làm “chuyện” thay đổi góc nhìn của công chúng về thương hiệu sản phẩm của doanh nghiệp. Đương nhiên viết bài PR cũng chính là một phần trong kế hoạch PR lớn lao đó.

1.2. Thế thì viết bài PR và viết bài quảng cáo bán hàng có phải là một không?

Như đã đề cập ở trên vì PR mang mục đích chính là thay đổi, cải thiện góc nhìn, cách đánh giá về thương hiệu sản phẩm và người trong đội ngũ PR chịu trách nhiệm đi tạo dựng mối quan hệ trong xã hội cho thương hiệu của một doanh nghiệp, thế nên viết bài PR thường hướng tới việc nhận diện thương hiệu (doanh nghiệp, cá nhân) hay xử lý khủng hoảng (nếu có vấn đề).

Trong khi đó viết bài quảng cáo lại thiên về việc đi thẳng vào việc quảng cáo sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu tốt như thế nào, bảo hành ra sao giúp người dùng, độc giả cảm nhận được chất lượng sản phẩm và kêu gọi mua hàng.


1.3. Bài PR có phải là dạng content marketing?

Trong mảng viết bài SEO hiện nay còn có mảng content marketing. Vậy thì viết bài PR có phải là dạng tiếp thị nội dung hay không? Thực ra mục tiêu tối thượng của việc viết bài PR và tiếp thị content đều là giúp khách hàng nhận diện thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ. Tuy nhiên tiếp thị content vẫn thiên về bán hàng nhiều hơn. Cũng giống như bài quảng cáo chủ yếu là nêu thế mạnh, chất lượng, dịch vụ sản phẩm để thuyết phục người tiêu dùng chọn mua hay sử dụng dịch vụ mà thôi chứ không đơn thuần như bài PR là nhận diện thương hiệu doanh nghiệp hay thương hiệu cá nhân.
XEM THÊM: CÁCH VIẾT LỜI GIỚI THIỆU CHO WEBSITE, FANAPAGE TRÚNG PHÓC TÂM LÝ KHÁCH HÀNG 

1.4. Hiệu quả bài PR cần đạt được trước tiên

1.4.1 Trước tiên là nói về vị trí của bài PR nên đăng ở đâu?

Đã là viết bài PR thì không thể đơn thuần đăng trên website riêng của doanh nghiệp, cho dù website của doanh có nổi tiếng cỡ mấy thì bài PR đặt lên đây cũng không mang lại hiệu quả lan tỏa thông tin như mong đợi. Thế nên khi đã xác định viết bài PR đồng nghĩa với việc lập kế hoạch chọn trang báo để đăng cho phù hợp. Vốn dĩ bài PR là tạo mối quan hệ tốt với cộng đồng thì báo chí chính là kênh giúp chúng ta thực hiện tốt việc đó.

1.4.2. Hiệu quả bài PR cần đạt được

Một bài viết PR hiệu quả chính là tạo được ấn tượng tốt, thiện cảm với người tiêu dùng, độc giả trên kênh mà bạn đã đăng tải nội dụng. Như đã nói ở trên viết bài PR thường là bước đệm cho việc bán hàng chứ bài PR không trực tiếp chịu trách nhiệm bán hàng.

1.5. Quy tắc viết bài PR như thế nào?

  • Xác định mục tiêu rõ ràng: muốn viết bài PR để làm gì?
  • Chủ đề viết trong bài PR cụ thể là gì?
  • Đối tượng độc giả hướng tới trong bài PR ở độ tuổi nào:
  • Thông điệp sẽ truyền tải trong bài PR
  • Mong muốn bài PR sẽ mang lại hiệu ứng gì sau khi public              

1.6. Thường nhiệm vụ bài PR làm được sẽ là

  • Tăng độ nhận diện thương hiệu
  • Tạo sự thân thiết với cộng đồng
  • Hỗ trợ chiến dịch bán hàng
  • Xử lý vấn đề khủng hoảng của công ty, cá nhân (chẳng hạn khi công ty, cá nhân có sự cố bị phanh phui thì bài PR đóng vai trò xử lý những vấn đề đó)

1.7. Các dạng bài PR hiện nay

  • Bài PR thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp
  • Bài PR thương hiệu cá nhân
Vốn dĩ chúng ta nghĩ chỉ doanh nghiệp, công ty chủ doanh nghiệp mới cần PR thương hiệu sản phẩm dịch vụ. Tuy nhiên, đi vào thực tế mảng PR thì những nghệ sĩ, người nổi tiếng đều cần tới bài PR để tạo quan hệ với công chúng và duy trì mối quan hệ nếu muốn sự nghiệp đảm bảo bền vững (với người nổi tiếng, đặc biệt sao hạng A thì luôn được báo chí ưu ái đưa tin mà không cần sử dụng tới dịch vụ viết bài PR)

1.8. Một doanh nghiệp, cá nhân thì viết bao nhiêu bài PR là phù hợp?

Để trả lời được câu hỏi này còn tùy thuộc vào thương hiệu của doanh nghiệp bạn đang ở tầm nào, kế hoạch và ngân sách cho mảng PR ra làm sao và muốn đánh mạnh PR vào thời điểm nào. Bạn có thể lên lịch trình viết bài PR theo
  • Định kỳ tháng 1 lần
  • Định kỳ 3 tháng 1 lần
  • Theo chiến dịch PR với dòng sản phẩm, dịch vụ sắp ra mắt.

1.9. Công thức (hướng dẫn cách) viết bài PR

1.9.1. Cách thứ nhất: đi theo công thức PAS

P: nghĩa là Prolem: trình bày vấn đề khách hàng đang gặp phải
A: Agitate: diễn giải những prolem khách hàng đang gặp phải đã gây phiền phức và khó khăn như thế nào            .
S: Solve: giải quyết vấn đề cho khách hàng bằng việc giới thiệu hoặc đưa ra giải pháp đồng thời khéo léo lồng ghép lợi ích sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Đương nhiên đừng quên truyền tải thông điệp, tầm nhìn hay triết lý kinh doanh.

1.9.2. Cách viết thứ 2: công thức 3S

Star: xây dựng nhân vật cho câu chuyện PR. Có thể lấy nhân vật là nhân viên trong công ty, là người chủ doanh nghiệp, là khách hàng đang gặp vấn đề và đi tìm lời giải cho vấn đề.

Story: đi sâu vào chi tiết hành trình mà nhân vật chính đi tìm lời giải cho vấn đề đang gặp phải (trong đó có khó khăn, thử thách hay những lưu ý, bài học kinh nghiệm để tìm ra được câu trả lời cho vấn đề)

Solution: là phần tiết lộ giải pháp mà nhân vật chính đã làm để có lời giải cho vấn đề gặp phải

1.9.3. Cách viết thứ 3

Viết theo cách tổng hợp sự kiện rồi liệt kê – đây là một trong những cách viết dễ nhất trong 3 cách.

1.10. Ngoài dạng bài PR đăng báo thì còn dạng bài nào nên đăng báo?

Bên cạnh việc dùng bài PR để tạo mối quan hệ với công chúng thì những bài quảng báo bán hàng đăng báo cũng góp phần tăng hiệu quả cho chiến dịch marketing. Điểm mà những bài quảng cáo đăng báo làm được thường là tăng uy tín cho sản phẩm, dịch vụ. Tuy nhiên thực tế nhu cầu khách mua hàng từ báo chí không phải là quá nhiều. Do vậy ngân sách cho bài quảng cáo trên báo chí cũng cần doanh nghiệp cân nhắc sao cho phù hợp và để nguồn ngân sách đầu tư cho những kênh bán hàng trực tiếp khác.

2. Viết bài quảng cáo bán hàng hiệu quả thì làm thế nào?

2.1 . Nên bắt đầu cách viết một bài quảng cáo bán hàng hiệu quả như thế nào?

Đây là câu hỏi khiến nhiều người đau đầu. Suy cho cùng sức nặng trong một bài quảng cáo nằm ở khả năng “giăng câu và thả mồi” của người viết mà ngôn ngữ ngày nay dùng là “thả thính”. Người viết bài quảng cáo bán sản phẩm phải lập kế hoạch có cả mồi câu và chiến lược câu mồi.

2.2. Muốn bắt được cá phải có mồi câu

Mục đích của viết bài quảng cáo là phải bán được hàng. Người viết bài quảng cáo chính là thợ câu. Tuy nhiên làm sao để câu được cá mới là điều quan trọng. Vậy mồi câu trong bài viết quảng cáo sản phẩm của bạn là gì?

Mồi câu nên là khúc xương hay miếng thịt bò?

Khi muốn bán căn hộ chung cư rất nhiều công ty bất động sản hỗ trợ việc vay vốn ngân hàng. Thực ra việc hỗ trợ này chính là mồi câu. Mồi câu này là xương hay thịt?

Hiện nay với mức lãi suất ngân hàng cho vay mua nhà là 12.4%/ năm, nếu người mua tự đi vay với mức là 9%/ năm thì mức lãi suất công ty bất động sản đưa ra sẽ là khúc xương và ngược lại. Dùng mồi câu 12.4% với khách hàng này chắc chắn bạn thất bại. Hãy nghĩ tới mồi câu sát sườn của họ. Đừng ngại việc dùng nhiều mồi câu khác nhau.

Vậy nên trước tiên phải coi sản phẩm của bạn là gì thì khúc xương hay miếng thịt bò mới đóng vai trò quyết định. Mồi câu là khúc xương hay miếng thịt hãy để khách hàng tự trả lời mà quan trọng hơn là mồi câu “thả đâu dính đó” và đa dạng hóa mồi câu. Mồi câu có thả đúng đàn cá đang đói hay không?


2. 3. Chiến dịch săn mồi nên là cáo hay là nai?

Khi mồi câu đã có sẵn sẽ là lúc bạn bắt đầu chiến dịch săn mồi. Chiến dịch săn mồi hiệu quả hay nói đúng là chiến dịch bán hàng hiệu quả (chiến dịch marketing hiệu quả) sẽ cần tới việc đánh giá, phân tích từng nhóm đối tượng khách hàng cụ thể.

2.3.1. Là cáo thì nên đứng phía sau


Có rất nhiều chiến dịch quảng cáo hay những bài quảng cáo sản phẩm được công ty đó coi là hoàn hảo nhưng khi chạy thử chiến dịch lại thất bại ê chề. Điều này cho thấy “cáo quá” cũng không hẳn đã tốt trong chiến dịch quảng sản phẩm. Một sản phẩm hoàn hảo luôn làm người tiêu dùng nghi ngờ. Nhất là những sản phẩm hoàn hảo lại có mức giá rẻ.

Tất nhiên ngày nay các nhà quảng cáo đã đánh trúng được phần đông người tiêu dùng. Đặc biệt là những sản phẩm về sức khỏe. Chỉ đơn giản một sản phẩm có khả năng ngăn ngừa bệnh ung thư, người tiêu dùng sẽ không tiếc tay chi tiền để mua sản phẩm đó. Nhà sản xuất cứ tha hồ đứng sau mà đội giá nếu phản ứng tốt từ phía người tiêu dùng.

2.3.1. Là cáo thì nên đứng phía sau

Các nhà quảng cáo và doanh nghiệp ngày nay rất thông minh khi họ không thể là “nai” nhưng họ dùng mồi câu là “nai”. Mồi câu của các nhà quảng cáo ngày nay sử dụng rất nhiều trẻ em. Trẻ em chính là hình ảnh dễ làm người tiêu dùng ấn tượng nhất và nhớ dai nhất. Khoan hãy áp dụng chính sách này nếu sản phẩm bạn đang bán là người lớn đặc biệt là hàng nhạy cảm.

Một chiến dịch quảng cáo thành công không chỉ ở việc làm cáo hay nai mà kết hợp cần nhiều yếu tố.



Ví dụ: Nếu bán mỹ phẩm chống lão hóa thì bạn không thể nhắm đối tượng vào độ tuổi dưới 25. Đương nhiên cũng không nên loại bỏ đối tượng là người già đặc biệt người già là nam. Vì nhiều người già ngày nay có nhu cầu trẻ hóa. Điều đáng lưu tâm là vẫn có một tỷ lệ nhất định người già không thích trẻ hóa. Từ những phân tích trên bạn có những con số để khoanh vùng và đưa ra chiến lược quảng bá sản phẩm tới đúng nhóm đối tượng.

Hãy để một chút vụng về trong bài quảng cáo kiểu như “do một lỗi sơ xuất nhỏ từ đầu bếp của chúng tôi nên để lửa hơi quá lớn làm cho lớp vỏ bánh thay vì giòn giòn giờ thành giòn tan. Nghe tới đây hẳn thực khách sẽ muốn thưởng thức trọn vẹn cả hai loại bánh theo đúng chuẩn và bánh quá lửa.


Chuyện viết bài
quảng cáo
 bán hàng thành công cho một thương hiệu sản phẩm, dịch vụ mà có đơn hàng, thu hút được một lượng khách hàng cụ thể thì bạn cũng là người “thả thính điêu luyện”. Bạn hoàn toàn có thể thả thính trong việc viết nội dung sáng tạo cho website hay viết bài seo lên top Google chứ không chỉ là viết bài quảng cáo cho một sản phẩm hay trong một chiến dịch quảng cáo mới thả thính. Nếu bạn không thể tự viết bài quảng cáo có thể tìm dịch vụ chuyên viết bài còn bạn muốn tự viết bài quảng cáo có thể tìm hiểu thông tin từ sách, báo, internet để học cách thả thính trong viết bài quảng cáo bán hàng hiệu quả.

Hẳn tới đây bạn cũng đã phân biệt được sự khác nhau giữa bài viết PR và bài quảng cáo bán hàng hiệu quả rồi đúng không nào? Nếu bạn đang cần cách viết PR, quảng cáo bán hàng hiệu quả hay xây dựng nội dung website chất lượng, những bài chuẩn SEO hút khách và các vấn đề liên quan tới mảng viết hãy để đội ngũ chuyên viết Bestseo.vn làm việc đó thay bạn bởi Bestseo.vn không chỉ hoàn thành một dự án giúp bạn mà muốn đi dường dài với tất cả những ai tin tưởng và đặt niềm tin vào chúng tôi. Liên hệ trực tiếp hotline:
0909 218 346.

Bestseo.vn