Câu chuyện thương hiệu là khởi đầu để kể cho khách hàng doanh nghiệp của mình.
Lý do nào người tiêu dùng mua sản phẩm của thương hiệu A nhưng lại ngó lơ thương hiệu B? Mạch nguồn của vấn đề chính là cách xây dựng câu chuyện thương hiệu. Trước khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng, điều chạm tới khách hàng trước tiên là câu chuyện thương hiệu. Vậy chất liệu để hình thành câu chuyện thương hiệu gồm những gì?
Trong quá trình thực hiện viết câu chuyện thương hiệu cho các doanh nghiệp, chúng tô thường nhận được các yêu cầu như:
– Anh cần viết về doanh nghiệp anh, viết về câu chuyện hình thành thương hiệu. Anh có chất liệu thật nhưng không biết hành văn sao.
Hay có khi là yêu cầu:
– Anh cần truyền tải câu chuyện thương hiệu của bên anh tới khách hàng nhưng không cần dài, miễn sao truyền tải được thông điệp anh cần thôi.
Để giải quyết bài toán câu chuyện thương hiệu hãy cùng chúng tôi lướt nhanh thông tin dưới đây.
1. Cốt truyện cần có trước khi hình thành thương hiệu
1.1.Viết câu chuyện thương hiệu dựa trên thực tế
Mỗi thương hiệu ra đời đều là “đứa con được thai nghén” qua nhiều năm và hao tốn nhiều công sức, tâm trí của người tạo ra nó. Vậy nên mỗi thương hiệu sẽ có sự đặc biệt riêng và không đụng hàng với bất cứ một thương hiệu nào. Chỉ cần như thế này, đã đủ để tạo dựng lên một câu chuyện thương hiệu mang hơi thở và hồn cốt riêng của doanh nghiệp.
Dựa trên thực tế của người sáng lập sẽ là chất liệu tốt nhất, màu mỡ nhất để hoàn thiện câu chuyện thương hiệu cho thật sống động và có hồn.
1.2.Muốn viết câu chuyện thương hiệu mà không có “bịa ra” có được không?
Câu trả lời là hoàn toàn có thể. Thực tế thương hiệu nào ra đời cũng có gốc gác. Tuy nhiên gốc gác có thể trải qua nhiều thăng trầm hoặc có những thuận lợi. Tuy nhiên viết câu chuyện hay kể câu chuyện thương hiệu sẽ mang tính truyền thông nhiều vì thế cần tính hấp dẫn và thu hút hơn. Do vậy có thể dựa trên những chất liệu cơ bản của doanh nghiệp để “sáng tác” ra một câu chuyện thương hiệu thật “đậm đà” mà không giả tạo.
2. Cách doanh nghiệp truyền tải câu chuyện thương hiệu tới tay người tiêu dùng
2.1.Nên hiểu sơ lược về câu chuyện thương hiệu
Thực tế câu chuyện thương hiệu không phải là viết một câu chuyện như truyện ngắn, truyện cười. Câu chuyện thương hiệu ở đây nghĩa là trình bày, kể lại quá trình hình thành và phát triển thương hiệu. Đương nhiên bố cục sẽ được kể theo trình tự như quá trình thai nghén, phát triển và kết quả gặt hái được cho tới thời điểm hiện tại.
Để viết câu chuyện thương hiệu thành công người viết chỉ cần nắm được các thông tin cơ bản:
– Lý do thương hiệu ra đời.
– Tầm nhìn và sứ mệnh của doanh nghiệp.
– Các thành tích đã đạt được cho tới thời điểm hiện tại.
– Quá trình hình thành thương hiệu như thế nào.
Chỉ cần nắm được các ý trên, chúng ta đã có thể triển khai viết câu chuyện thương hiệu.
2.2.Triển khai viết câu chuyện thương hiệu như thế nào?
Để câu chuyện thương hiệu rõ ràng rành mạch bạn cần nắm 8 bước cơ bản sau
– Xác định các ý sẽ triển khai trong câu chuyện thương hiệu.
– Lập dàn ý sẽ viết.
– Trao đổi thông tin, ý nghĩa của thương hiệu với người sáng lập.
– Tham khảo thông tin từ đơn vị cùng ngành.
– Đưa thông tin thực tế vào trong bài viết.
– Sử dụng giọng văn viết.
– Tuyệt đối không dùng văn nói, câu từ đùa cợt, dọa dẫm hay gây gổ.
– Kèm những thông tin cụ thể về thành tựu đã đạt được.
2.3.Có cần đếm chữ trong khi viết câu chuyện thương hiệu?
Tuyệt đối là KHÔNG. Với câu chuyện thương hiệu quan trọng nhất là ngắn gọn, súc tích và cách viết lôi cuốn.
2.4.Chủ doanh nghiệp nên tự viết để truyền tải đúng thông điệp?!
Thực tế câu chuyện thương hiệu được viết ra từ “cha đẻ” của thương hiệu thì quá tốt. Nhưng đã nói tới câu chuyện thương hiệu là liên quan về ngôn ngữ và khả năng viết văn, điều không phải chủ doanh nghiệp nào cũng có thể làm tốt. Trong trường hợp nếu bạn giỏi ngôn ngữ thì nên tự viết. Trong tình huống khả năng diễn đạt ngôn ngữ có giới hạn thì lời khuyên tốt nhất là thuê dịch vụ.
3. Đừng coi nhẹ câu chuyện thương hiệu
Giá trị cho một câu chuyện thương hiệu mang tới cho doanh nghiệp là vô giá nếu câu chuyện chạm được đúng mong muốn của người dùng. Vì thế mức giá để viết câu chuyện thương hiệu thường khá cao so với những dạng bài khác. Tùy thuộc vào yêu cầu của mỗi chủ doanh nghiệp và độ khó của ngành, chi phí của bài viết câu chuyện thương hiệu cũng từ đó thay đổi.
4. Câu chuyện thương hiệu có phải là bài giới thiệu doanh nghiệp?
Thực tế, doanh nghiệp hoàn toàn có thể sử dụng câu chuyện thương hiệu làm bài giới thiệu doanh nghiệp, tuy nhiên nếu đi sâu và sử dụng rạch ròi thì bài giới thiệu doanh nghiệp sẽ mang tính tổng quan hơn. Để giúp bạn hình dung rõ hơn chúng tôi xin chia sẻ một ví dụ:
Trong một doanh nghiệp sản xuất hoặc kinh doanh nhiều mặt hàng và mỗi dòng sản phẩm doanh nghiệp lại muốn có một câu chuyện thương hiệu riêng cho nó thì câu chuyện thương hiệu là đại diện cho một dòng sản phẩm nhất định. Vậy nên tùy thuộc vào mục đích sử dụng, định hướng của doanh nghiệp, chúng ta có thể sử dụng câu chuyện thương hiệu theo cách “cha đẻ” tạo ra nó mong muốn.
Nếu bạn cần có cảm nhận cụ thể về câu chuyện thương hiệu, có thể tham khảo bài mẫu về câu chuyện của chúng tôi tại đây hoặc đơn giản bạn đang cần dịch vụ viết content cho website hãy liên hệ trực tiếp hotline để có thêm thông tin chi tiết. Chúng tôi hiểu rằng giữa hàng trăm dịch vụ cung cấp content hiện nay, doanh nghiệp luôn có nhiều sự lựa chọn. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp liên hệ với đơn vị chúng tôi, chúng tôi hiểu rằng, những gì chúng tôi thể hiện trên website đã phần nào tạo được sự tin tưởng với doanh nghiệp. Hãy kết nối cùng Viết Nhân Văn nếu bạn thấy có độ tin tưởng vào năng lực và cách làm việc!
Viết Nhân Văn