Viết câu chuyện thương hiệu thành công – lan tỏa giá trị đích thực



Viết câu chuyện thương hiệu có phải là kể câu chuyện mở đầu kết thúc như khái niệm “câu chuyện” hay không?

Câu trả lời là KHÔNG.

Khái niệm câu chuyện thương hiệu



Nói một cách dễ hiểu là trình bày sự hình thành thương hiệu. Trong đó bao gồm từ khi mới manh nha sau đó là từng bước phát triển và đến là kết quả thành công như ngày hôm nay.
Thực tế không quan trọng. Quan trọng nhất người sáng lập cần nắm được đó chính là:
Bố cục một bài viết câu chuyện thương hiệu ra sao.
Lý do hình thành.
Thông điệp muốn truyền tải (tầm nhìn và sứ mệnh).
Thành tích đã đạt được.
Câu chuyện của người sáng lập.

8 bước trong việc triển khai viết câu chuyện thương hiệu


Liệt kê ra những ý cần có trong bài viết.
Lên outline rõ ràng.
Trao đổi với người sáng lập.
Tìm hiểu đối thủ cạnh tranh.
Sử dụng trích dẫn và yếu tố thực tế vào trong bài viết.
Dùng văn viết.
Nói không với văn phong đùa cợt, khiêu khích, gây gổ.
Kèm thông tin cụ thể về những mảng thành quả đã đạt được.

Câu chuyện thương hiệu dài bao nhiêu là đủ?

Không quan trọng, quan trọng đủ ý.

Tóm lại:

Nói thì nghe có vẻ dài dòng chứ thực tế một brand story chỉ gói gọn trong 150 – 300 chữ mà vẫn đảm bảo truyền tải đủ nội dung.

Ví dụ về câu chuyện thương hiệu Viết Nhân Văn đã thực hiện

Khách hàng gửi thông tin: anh làm riết tới gần 40 tuổi, thấy bạn bè thì thành công quá trời. Nên thôi anh cũng quay ra kinh doanh đồng hồ. Thế là cũng có chút chút gọi là thành quả. Em viết sao thì viết!
 
Thời gian là thứ để chúng ta chiêm nghiệm và tìm lại chính mình. Thời gian cũng từng làm tôi quay quắt khi chưa gặt hái được thành công. Từng tiếng tích tắc trong đồng hồ đã cảnh tỉnh tôi về điều đó. Từng tích tắc trong đồng hồ đã cho tôi tìm được thành công của chính mình. Thương hiệu đồng hồ của tôi ra đời từ ý thức về thời gian như thế. Từng phút giây trôi qua, tôi thêm thêm yêu quý những chiếc đồng hồ vô cùng. Đồng đồ đã giúp tôi tỉnh táo về sứ mệnh của chính mình hiện hữu trong cuộc đời này. Tôi đã mang được tiếng tích tắc ấy tới hàng ngàn khách hàng từ khi mới ra mắt thương hiệu. Giờ đây tôi muốn những tiếng tích tắc đồng hành với nhiều người hơn nữa để nó cũng có ích giống như đã làm với tôi và hàng ngàn khách hàng đã sử dụng nó!
 
Đó là cách chúng tôi xử lý với yêu cầu của khách hàng.

Bảng giá viết câu chuyện thương hiệu

Khi hiểu được tầm quan trọng của câu chuyện thương hiệu có lẽ bảng giá dịch vụ viết câu chuyện thương hiệu không hẳn là mối bận tâm lớn bởi chúng ta hiểu rằng chỉ cần viết câu chuyện thương hiệu thành công thì giá trị doanh nghiệp được lan tỏa đi nhanh, in đậm vào tâm trí khách hàng. Từ đây góp phần vào thành công trong chiến dịch tiếp thị của mỗi doanh nghiệp.

Chi phí để viết câu chuyện thương hiệu hiện nay sẽ dao động từ 400 tới 1 triệu tùy yêu cầu cụ thể và không phụ thuộc vào số lượng chữ như những bài viết content thông thường.

Thời gian cần thiết để có một câu chuyện thương hiệu hoàn chỉnh

Trong quá trình cung cấp dịch vụ viết content, viết bài pr và viết câu chuyện thương hiệu, có lẽ thời gian là điều chúng tôi cần nhất, đặc biệt trong việc viết câu chuyện thương hiệu. Bởi thực tế để cho ra đời một câu chuyện thương hiệu người viết luôn cần tìm tòi những ý tưởng mới, đào sâu và tìm hiểu kỹ hơn về doanh nghiệp. Không ít lần có Anh/Chị khách hàng nói:

Dịch vụ chuyên viết thì sáng tác nhanh chứ.

Chúng tôi chỉ biết cười. Chúng tôi đồng ý với quan điểm đơn vị chuyên viết thì có thể viết nhanh nhưng với dạng viết câu chuyện thương hiệu thì luôn cần những điểm sáng rõ rệt chứ không đơn thuần như cách viết content chuẩn SEO. Vậy nên thời gian sẽ là yếu tố chúng tôi cần có để hoàn thành câu chuyện thương hiệu cũng như mang tới sự hài lòng cho Anh/Chị khách hàng.

Những câu chuyện thương hiệu của các nhãn hàng nổi tiếng nên tham khảo

Nói viết việc viết câu chuyện thương hiệu thành công và nên tham khảo, có lẽ chúng ta không thể bỏ qua những thương hiệu lớn như:
 
Câu chuyện thương hiệu của tôn hoa sen.
Câu chuyện thương hiệu của Coca cola.
Câu chuyện thương hiệu của Vinamilk.
Câu chuyện thương hiệu của True Milk.
Câu chuyện thương hiệu của Starbucks.
Câu chuyện thương hiệu của Apple.
Câu chuyện thương hiệu của Trung Nguyên.
Có nên tự viết câu chuyện thương hiệu.

Câu chuyện thương hiệu là “đứa con đẻ” của doanh nghiệp. Vậy nên nếu chủ doanh nghiệp có thể tự viết được câu chuyện thương hiệu sẽ là điều tốt nhất. Tuy nhiên, nói đi thì phải nói lại, đâu phải ai cũng có khả năng hành văn tốt. Vậy nên khi bí quá Anh/Chị chủ doanh nghiệp có thể liên hệ những công ty chuyên viết content để được hỗ trợ tốt hơn trong việc truyền tải thông điệp tới khách hàng.

Dịch vụ viết câu chuyện thương hiệu chúng tôi sẽ làm được điều gì?!

Có một sự thật chúng tôi phải thừa nhận rằng mỗi giọng văn, mỗi dịch vụ chúng tôi cung cấp sẽ phù hợp cho một nhóm Anh/Chị khách hàng nhất định. Nếu chúng tôi quảng cáo có thể đáp ứng 100% yêu cầu của 100% khách hàng trên thị trường thì xem ra chúng tôi nói không có cơ sở. Vậy nên nếu anh chị khách hàng đã dành thời gian tìm hiểu dịch vụ viết câu chuyện thương hiệu của chúng tôi và thầy phù hợp với mong muốn của mình. Hãy liên hệ Viết Nhân Văn chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.