Nội dung bài viết gồm
Thế giới digital PR không ngừng phát triển, đặc biệt là khi bạn nhận thấy xuất hiện những xu hướng mới tác động lên cách các nhóm truyền thông hoạch định trong chiến lược của doanh nghiệp.
 
Content marketing nói riêng là một phần quan trọng của bất cứ chiến lược digital PR nào. Tại sao bạn nên đầu tư cho content marketing?
 
Theo báo cáo của Kapost & Eloqua thì: Những chiến lược content marketing mang tới hơn 400% khách hàng tiềm năng trên mỗi 1000 USD (trong thời gian 36 tháng) khi so so sánh với chiến dịch tìm kiếm trả tiền.
 
Theo Demand Gen Report thì 71% người mua B2B dành thời gian xem content ở blog trong hành trình mua hàng.
 
Theo Forrester 74% người mua hàng tiến hành tìm hiểu nghiền ngẫm sản phẩm trên quy mô rộng trước khi quyết định mua hàng.
 
Để thông điệp thương hiệu và những nỗ lực PR tạo ra được một tác động lên khán giả, bạn cần sản xuất ra content marketing chất lượng tốt mới đáp ứng được những tiêu chuẩn cụ thể để hỗ trợ chiến dịch PR.
 
Những tiêu chuẩn này là gì? Những xu hướng thường sẽ quyết định content của bạn hoạt động hiệu quả như thế nào?
 
Ngoài ra, có một ảnh hưởng phía sau: tìm kiếm tự nhiên là kênh digital dễ dàng mang tới hiệu quả và lượng truy cập cho website. Đó là một điều cần thiết và yếu tố cốt lõi trong nỗ lực tiếp thị nội dung của bạn. Do vậy, bạn muốn content có thứ hạng cao trong kết quả tìm kiếm và thì content cần được tối ưu hóa để hiển thị trên các công cụ tìm kiếm.
 
Ghi nhớ điều này, dành thời gian xem những xu hướng content marketing này để có cảm hứng cho chiến lược digital PR cho năm 2020.

Trí tuệ nhân tạo

Bạn có thể thắc mắc trí tuệ nhân tạo và content marketing thì có điểm gì chung?
 
Oh, Google sử dụng trí tuệ nhân tạo để cải thiện kết quả tìm kiếm của người dùng. Khi bạn bắt tay lên kế hoạch content marketing thì việc quan trọng là hiểu cách hoạt động của AI để tối ưu hóa content nhằm tạo ra tác động tối đa, không chỉ cho độc giả mà còn cho công cụ tìm kiếm.
 
Tới nay Google đã sử dụng AI hơn 4 năm tới để xác định liệu content của bạn có giá trị với người dùng hay không. Nếu content của bạn được xem là có giá trị hơn, công cụ tìm kiếm của Google sẽ xếp hạng cao hơn trong kết quả tìm kiếm giúp kéo lượng truy cập tự nhiên về website của bạn. Không chỉ thế, việc sử dụng AI đang cung cấp trải nghiệm tích hợp cho người dùng và nhà tiếp thị trên các sản phẩm của mình giống như tìm kiếm, Google Ads, Google Assistant, Youtube……
 
AI có thể được sử dụng theo nhiều cách hơn là chỉ đơn giản dùng cho công cụ tìm kiếm. Nhiều doanh nghiệp đang sử dụng AI để thu thập dữ liệu khách hàng, giúp họ xác định được chiến lược cụ thể với khách hàng mà họ đã biết đó là ai. Sau đó dữ liệu này có thể được sử dụng để hỗ trợ doanh nghiệp trong chiến lượng digital PR bao gồm cả marketing.
 
Trong một nghiên cứu thực hiện bởi Forrester thì 78% trong số 700 người đứng đầu doanh nghiệp được khảo sát chủ trương dành ít nhất 5% đầu tư vào công nghệ AI trong thời gian 12 tháng, dấu hiệu cho thấy sự phát triển của AI trong kinh doanh.
 
Khi những kênh kỹ thuật số dựa trên nền tảng internet chẳng hạn như tìm kiếm tự nhiên được tận dụng để Pr thì AI là một phương tiện quan trọng trong việc giúp nhà tiếp thị xác định và nhắm mục tiêu tới nhóm đối tượng phù hợp, dễ dàng tiếp nhận thông điệp và content của doanh nghiệp.

Tìm kiếm bằng giọng nói

 Với sự phát triển của thiết bị di động và sự hỗ trợ tìm kiếm giọng nói tại nhà chẳng hạn như Google Home và Amazon Echo, tìm kiếm bằng giọng nói đang ngày càng phổ biến. Tối ưu content marketing của bạn vào tìm kiếm bằng giọng nói có thể dẫn nhiều lượng truy cập về website hơn từ đó có tác động hiệu quả lên SEO.
 
Khi mọi người sử dụng tìm kiếm bằng giọng nói, họ có xu hướng đặt những câu hỏi cụ thể hơn. Điều này có nghĩa là công cụ tìm kiếm phải làm việc vất vả hơn để tìm ra những thông tin liên quan. Vào năm sau, có tới hơn 50% tổng số tìm kiếm trực tuyến được thực hiện bằng giọng nói.
 
Vì vậy, làm thế nào để bạn có thể tối ưu hóa content marketing cho tìm kiếm giọng nói? Những từ khóa ngắn ít liên quan tới kết quả tìm kiếm bằng giọng nói, nghĩa là bạn nên tập trung vào sử dụng từ khóa dài hoặc những câu mà người dùng có thể đang tìm kiếm.     
 
Cân nhắc tới những truy vấn cụ thể ví dụ như: “có dịch vụ taxi ở London mà sử dụng ô tô điện không?” Tối ưu hóa content để tự nhiên nhưng truy vấn mang tính đối thoại – bạn có thể sử dụng từ khóa đăng trong blog hoặc sử dụng trang FAQ (câu hỏi) thường gặp để nhắm mục tiêu truy vấn nhất định. Nghiên cứu những câu hỏi mà độc giả đang tìm kiếm. Thậm chí bạn có thể sử dụng những câu hỏi này làm tiêu đề trong blog. Một công cụ như Answer The Public có thể giúp bạn làm việc này – nó tạo ra các câu hỏi mà người dùng hỏi Google, cung cấp các so sánh và lọc các truy vấn bằng những loại từ nhất định như giới từ.
 
Thêm vào đó, tối ưu hóa content marketing để seo địa điểm. Ví dụ như, nhiều người dùng tìm kiếm bằng giọng nói có thể yêu cầu nội dung về địa điểm chẳng hạn “quán cà phê nào ngon nhất ở Orlando?”. Chắc chắn thông tin về doanh nghiệp của bạn (bao gồm thời gian mở cửa, số điện thoại liên hệ và địa chỉ xuất hiện trên kết quả tìm kiếm, phương tiện truyền thông xã hội, trang web danh sách các ngành và những nền tảng đánh giá là chính xác. Điều này cũng sẽ giúp tối ưu hóa trực tiếp hoặc gián tiếp tới content của bạn cho tìm kiếm bằng giọng nói.

Trải nghiệm người dùng (UX)

Do vậy bạn có một chiến lược tích hợp PR và content marketing để thu hút người dùng trung cập vào dịch vụ bạn sở hữu (website và tài sản xã hội), nền tảng bên thứ ba (các trang web và nền tảng của bên thứ ba thường bạn không được kiểm soát admin) và trả phí. Nhưng những khách ghé thăm này có ở lại lâu trên website hoặc nền tảng digital để thông điệp của bạn có thấm vào khách ghé thăm hay không.
 
Trải nghiệm người dùng đóng vai trò vô cùng to lớn trong việc giữ chân độc giả trên website của bạn lâu hơn. Bạn muốn họ đọc tất cả những nội dung PR của bạn đúng không nào? Nếu như trải nghiệm của người dùng xấu thì sẽ giết chết những bài content chất lượng giống như kiểu đàn châu chấu đang phá nát cánh đồng hoa. Nếu website của bạn có tốc độ tải chậm, hoặc thông tin cứng nhắc (đặc biệt là trải nghiệm trên thiết bị di động) hoặc tiêu cực độc giả sẽ rời đi với ấn tượng mờ nhạt về thương hiệu của bạn trong tâm trí họ, có lẽ không bao giờ quay lại.
 
Hơn nữa tốc độ là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới trải nghiệm người dùng ít kiên nhẫn và quá tải thông tin ngày nay. Nó dẫn tới thời gian ở lại trên trang của bạn nhiều hơn và tỉ lệ thoát thấp hơn và mức độ tương tác nội dung cao hơn. Tốc độ tải trang là một trong những yếu tố xếp hàng được Google thừa nhận, đặc biệt là trải nghiệm trên những thiết bị di động mà các công cụ tìm kiếm đang ưu tiên trong khi lập chỉ mục nội dung của bạn. Thực tế, Google gần đây Google đã kết hợp dữ liệu tốc độ vào trong báo cáo Search Console cùng với thống kê khả năng sử dụng trên thiết bị di động.

Người có tầm ảnh hưởng (nổi tiếng)

Cuối cùng, một chủ đề những người làm PR không ngừng bàn tới. Tiếp thị sản phẩm qua người có tầm ảnh hưởng đã đi được một chặng đường dài trong vài năm qua. Dự kiến sẽ trở thành ngành công nghiệp có giá trị 10 tỷ đô và năm 2020, vì vậy chưa có thời điểm nào tốt hơn thời điểm này để tích hợp

Content marketing tích hợp đúng với influencer có thể kéo lượng truy cập về website của doanh nghiệp và tăng nhận thức về diện thương hiệu và tạo cảm giác tin cậy – xét cho cùng nếu một người thực sự đáng tin cậy, có quyền lực, người thật sự đang sử dụng sản phẩm của bạn thì nó phải đủ tốt, đúng không nào?
 
Những người nổi tiếng có tầm ảnh hưởng cũng có hiệu quả cao trong việc quảng bá thương hiệu của bạn theo nhiều cách khác nhau hướng tới những mục tiêu cụ thể cho chiến dịch khác nhau. Airbnd đã sử dụng những người nổi tiếng gồm cả Mariah Carey (nữ ca sĩ kiêm nhạc sĩ người Mỹ) để tăng phạm vi tiếp cận.


 
Sử dụng những bài post kết hợp của nhà tài trợ với influencer đúng cách, Airbnd đã đạt được tỷ lệ tương tác 4% trên instagram cùng với hơn 18 triệu lượt thích và hơn 500.000 bình luận.
 
Hãy ghi nhớ niềm tin, giá trị và sở thích của khán giả khi chọn influencers bạn làm việc cùng. Sau đó bạn có thể xác định liệu làm việc cùng họ chỉ với một hay hai chiến dịch hoặc để họ tham gia lâu dài như một đại sứ thương hiệu hoặc với khả năng dành riêng cho sản phẩm như là một phần của chương trình tiếp thị liên kết.

Xong rồi

Content marketing là một chiến lược hiệu quả cao, đặc biệt khi bạn kết hợp cùng với SEO và PR. Educating and thông báo cho khách hàng tiềm năng của bạn, xây dựng lòng tin với khán giả, nâng cao nhận thức về thương hiệu và nổi bật so với đối thủ cạnh tranh là một số mục tiêu mà chiến lược digital tích hợp có thể giúp bạn đạt được hiệu quả. Những nỗ lực không ngừng trong digital PR giúp thúc đẩy ROI thông qua content và mang lại cho bạn cơ hội tiềm năng để tiếp tục phát triển bằng cách kết nối với khán giả mới.

Bestseo.vn
Nguồn tham khảo prowly