Với phương châm khách hàng là thượng đế nhiều doanh nghiệp hiện nay thường dùng chiến thuật đeo bám khách hàng dai dẳng với suy nghĩ đây là cách bán hàng hiệu quả nhất mà không nghĩ tới hậu quả rằng đôi khi khiến người mua cảm thấy khó chịu và bực bội. Nhiều khi chiến thuật đeo bám khách hàng miệt mài cũng chưa hẳn là phương pháp tốt nhất. Nên chăng có hướng đi nào để khách hàng dính lấy doanh nghiệp?



Ngày nào tôi cũng nhận được email từ nhiều dịch vụ khác nhau, có email đọc trọn vẹn có email lướt vài dòng rồi bỏ qua, đều đặn ngày nào cũng thế dịch vụ vẫn gửi mail cả mấy tháng, có khi cả năm không mệt mỏi. Thật lòng tôi phục họ kiên trì và bền bỉ khi
đeo đuổi một khách hàng, nhưng cái họ thu được là gì? Vì thông tin họ cung cấp không có gì mới lạ hay đó là thông tin với mức giá quá ảo hoặc những khuyến mãi kiểu chỉ lừa được trẻ con nên họ có gửi thế gửi nữa cũng chỉ phí thời gian mà thôi.
 

CỨ TIẾP THỊ KIỂU NÀY THÌ CÁ SẼ CẮN CÂU THÔI
 
 
Tuy nhiên có những dịch vụ họ ít khi hỏi han hay quan tâm chăm sóc nhưng khách hàng vẫn tìm đến vì sản phẩm dịch vụ đó đạt tiêu chí người dùng và đúng chất lượng so với giá thành. Vì doanh nghiệp ấy đang bận tâm vào việc tạo ra những sản phẩm đạt chất lượng làm hài lòng người tiêu dùng, để người dùng tự đánh giá chất lượng thay vì tạo nên những hình ảnh hào nhoáng mà thiếu cái “chất” bên trong. Chuyện đương nhiên người dùng sao bỏ được?!

1. Kỹ năng bán hàng hiệu quả nhất "Đừng bám lấy khách hàng như một cái đuôi"

Khi mới bắt đầu làm sale tôi cũng thường bám lấy khách hàng với suy nghĩ như vậy khách sẽ mua vì chai mặt luôn làm họ mềm lòng. Nhờ vậy sẽ có kết quả bán hàng tốt. Rồi nhận ra sự chai mặt có thể làm khách mềm lòng ở hiện tại nhưng giữ khách lâu dài lại cần chất lượng sản phẩm và dịch vụ, còn không khách hàng vẫn bỏ đi như thường. Cái thuyết phục người tiêu dùng liệu chỉ đơn thuần là sự đeo bám hay là kết hợp với khẳng định
chất lượng sản phẩm và dịch vụ.


CHUYỆN TIẾP THỊ RAU TƯƠI CỦA MẸ TÔI
 

Bản chất con người ai cũng ham rẻ nhưng cái cuối cùng người ta hướng tới vẫn là chất lượng sản phẩm. Ai chẳng thích hàng tốt, dùng lâu tốt, trừ số ít những người quá vương giả mới xài một lần rồi bỏ.



Có những phân khúc và phân khúc nào cùng tồn tại những nhóm khách hàng ghét sự đeo bám. Khách hàng ngày nay quá quen với chuyện khuyến mãi, giảm giá táo bạo, thông tin chồng chéo nên bắt đầu khó tính hơn trong việc tìm kiếm sản phẩm và chắt lọc thông tin. Vậy còn doanh nghiệp? Để một chiến dịch bán hàng hiệu quả có nên tiếp tục chạy theo tất cả người dùng hay tập trung vào một vài phân khúc khách hàng cụ thể. Đánh đâu trúng đó?!
 

CỨ CHIÊU NÀY BÁC VẪN BÁN CẢ 1500 QUẢ TRỨNG VỊT LỘN TRONG 4H
 

2. Cách nào giúp khách hàng dính lấy bạn khi triển khai chiến dịch bán hàng?

Để khách hàng dính lấy doanh nghiệp tưởng là chuyện khó nhưng không hề khó. Trước tiên phải định vị được ví trí sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường như mức độ canh tranh, rủi ro, khách hàng được gì khi mua sản phẩm của doanh nghiệp. Kế đến là xác định nhóm đối tượng khách hàng cụ thể: hướng tới phân khúc nào, nhu cầu ra sao, khẳng định với khách hàng chất lượng, giá thành sản phẩm như thế nào. Hãy để người dùng tự sử dụng và cảm nhận. Rất nhiều người dùng hiện nay mong muốn một sản phẩm chất lượng lượng đúng với những lời quảng cáo thay vì hiện tượng thùng rỗng kêu to.

Đây là điều bạn đang cần?
Đây là điều bạn đang cần?

Những cuộc giảm giá 50% hay 70% có giúp khách hàng dính lấy bạn lâu dài ? Câu trả lời của bạn là gì? Với cá nhân người viết hình thức giảm giá như vậy chỉ thu hút được những nhóm khách hàng thích khuyến mãi. Không phủ nhận những chương trình giảm giá luôn HÚT khách kinh khủng, Nhưng giảm giá nhiều, thường xuyên và liên tục liệu có phải là bước đi không ngoan? Vậy có cách nào buộc khách hàng dính lấy bạn? Câu trả lời chính là chất lượng. Nếu hàng tốt mà còn giảm giá thì doanh nghiệp gặt hái thành công rực rỡ.


Chất lượng sản phẩm cần được sự thẩm định qua thời gian sử dụng của người dùng. Một sản phẩm với chất lượng tốt hẳn sẽ làm người tiêu dùng tin tưởng và tiếp tục sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp. Sự tin tưởng ấy sẽ được vun đắp theo năm tháng, không phải một sớm một chiều nên thường đòi hỏi sự kiên trì. Một người bán hàng giỏi hẳn sẽ biết cách phân tích tâm lý,nhu cầu và đáp ứng sản phẩm phù hợp tới từng nhóm đối tượng khách hàng. Khi chính bản thân khách hàng cảm nhận được chất lượng của sản phẩm họ sẽ tự kết nối với doanh nghiệp mà không đòi hỏi. Chắc hẳn mỗi người tìm ra câu trả lời cho việc có nên bám lấy khách hàng hay tìm cách làm khách hàng dính lấy mình mới là bước đi khôn ngoan!

Bestseo.vn